Header Ads

MAGIÊ - MỘT NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG QUAN TRỌNG

MAGIÊ - MỘT NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG QUAN TRỌNG


Nhờ khả năng duy trì Canxi ở men răng, mà magiê giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng. Nó cũng góp phần phòng chống bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim. Khoáng chất này giúp cơ thế sử dụng tốt Canxi, vì vậy thiếu magiê ở phụ nữ mãn kinh có thể dẫn tới chứng loãng xương.

MAGIÊ - MỘT NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG QUAN TRỌNG


Sau đây là một sô' chức năng của magiê:


- Tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể.

- Cùng với Canxi và phốt pho tham gia vào quá trình tạo xương. Là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương.

- Tham gia vào thành phần của cơ báp, dịch của cơ thể và các mô mềm như tim, thận.

- Giúp chuyển hydrat cacbon, protein và chất béo thành năng lượng.

- Tham gia vào các hoạt động giãn và co của cơ cũng như sự dẫn truyền thần kinh.

- Tham gia điều hòa thân nhiệt.

Magiê được tìm thấy trong các loại quả hạch (lạc, hạt điều...), đậu nành, rau, hạt nguyên cám. Chúng cũng có mặt trong hải sản, các loại rau có màu xanh sẫm, ngũ cốc, chuối và sữa.

Một sô" ví dụ cụ thể:

- Rau bina (1/2 chén) chứa 80mg.

- Bơ lạc (2 thìa): 50mg.

- Sữa ít chất béo (1 chén): 40mg.

Thức ăn tự nhiên chứa nhiều magiê nhưng nhiều người vẫn không tiêu thụ đủ lượng magiê cần thiết cho cơ thể. Đó là vì họ sử dụng quá nhiều thực phẩm được chế biến và tinh chế sẵn. Những thực phẩm này và nước máy đều chứa ít magiê (khi làm mềm nước, người ta đã thay Canxi và magiê bằng natri).

Mặc dù sự thiếu hụt magiê mang tính chất bệnh lý là hiếm, nhưng thiếu hụt nhỏ lại rất phố’ biến. Thiếu magiê ảnh hưởng tới tất cả các mô
trong cơ thể, đặc biệt là tim, thần kinh và thận.

Các biểu hiện của thiếu magiê gồm: buồn nôn, cơ hoạt động yếu, giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể mệt mỏi, tâm thần rối loạn, tim đập không bình thường hay loạn nhịp, chuột rút, mất cảm giác thèm ăn, cơ thể suy nhược, rơi vào tình trạng lo âu, táo bón.

>> Trà giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ


Sau đây là một sô tinh trạng bệnh lý dẫn tới thiêu magiê:


- Nôn hoặc tiêu chảy trầm trọng.

- Thiếu dinh dưỡng.

- Lạm dụng rượu.

- Dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài.

- Bệnh đái đường.

- Rối loạn hoạt động thận.

Đối lập với thiếu magiê là thừa chất khoáng này. Việc lạm dụng các nguồn cung cấp magiê ngoài thức ăn và sử dụng nước uống chứa magiê vượt quá mức cho phép có thể gây ra rối loạn hoạt động của dạ dày.

Ngộ độc magiê tương đối hiếm do thận làm khá tốt chức năng đào thải magiê thừa. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra ở các bệnh nhân thận hoặc người già mà chức năng thận bị suy giảm.

Các triệu chứng ngộ độc bao gồm: buồn nôn, nôn, hạ huyết áp…
Một số tác hại của thiếu magie:

- Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, cao huyết áp và bệnh sỏi thận.

- Gây rối loạn giấc ngủ.

- Gây hội chứng trước hành kinh và chứng co cơ trong thời kỳ này.

Nhu cầu magiê hằng ngày:


* Nam:

+ 19-30 tuổi: 400mg

+ Từ 31 trở lên: 420mg

* Nữ:

+19-30 tuổi: 310mg

+ Từ 31 tuổi trở lên: 320mg

* Phụ nữ có thai:

+ 19-30 tuổi: 350mg

+ Từ 31 trở lên: 360mg

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.