Header Ads

BỆNH XỐP XƯƠNG: "ĐỘT KÍCH TRONG IM LẶNG"

BỆNH XỐP XƯƠNG: "ĐỘT KÍCH TRONG IM LẶNG"


Bệnh xốp xương hay loãng xương thường âm thầm tiến triển, gây ra những hậu quả khó lường nhưng những lý do dẫn đến nó có thể làm bạn phải ngạc nhiên vê căn bệnh này.

Xương luôn luôn phát triển chứ không chỉ là hình ảnh tĩnh như bạn đã từng nhìn thấy trong sách vở, hay mô hình trên lớp. Các tế bào xương thay đổi trong suốt cuộc đòi, khi có những tế bào bị phân huỷ thì lại có những tế bào xương mới được hình thành. Trong cuộc đời, tế bào xương luôn luân chuyển và thay thê hầu hết các tế bào của khung xương.

BỆNH XỐP XƯƠNG: "ĐỘT KÍCH TRONG IM LẶNG"


Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh xốp xương - loãng xương thì tế bào xương bị mất đi nhanh hơn là được tái tạo lại và xương trở nên xốp, giòn, dễ rạn nứt hoặc dễ gãy. Nếu chiếu tia X-quang ở hông của một người bình thường, bạn sẽ thấy mật độ xương dày đặc còn ở người bị xốp xương thì phần lớn là rỗng.

Lý do nào dẫn đến bệnh này?


Mật độ xương nhiều nhất khi bạn đang ở trước tuổi 20. Nhưng khi mỗi năm một tuổi thì các tế bào xương dần mất đi do nhiều nhân tố khác nhau. Bệnh xốp xương cũng sớm có những dấu hiệu báo trước do sự mất cân bằng trong quá trình cấu tạo xương gây nên.

Có thể bạn biết rằng để xương chắc khoẻ thì cần nhiều Canxi, nhưng chế độ ăn kiêng ít Canxi không phải là thủ phạm và nguyên nhân duy nhất. Đó có thể là do:

1. Hormon Estrogen ở phái nữ thấp


Theo Paul Mystkowski, Bác sĩ Nội tiết của Trung tâm Virginia Mason Medical (Seattle, Mỹ), cho biết: Lý do chung nhất gây nên bệnh xốp xương là do sự thiếu hụt hóc môn Estrogen ở nữ.

Khi về già, hormon Estrogen giảm nhanh chóng, nhất là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh khiến tế bào xương bị mất nhanh gây nên xốp xương. Qua thòi gian, nguy cơ xốp xương ngày càng tăng, gây rạn nứt hoặc gãy xương ở phụ nữ cao tuổi.

Theo một báo cáo về bệnh xốp xương tại Mỹ, ở phụ nữ trẻ, hiện tượng mất kinh hay gầy còm, biếng ăn đều gây tổn hại đến mật độ xương trong cơ thể.

Đối với người bị mổ hai bên buồng trứng được gọi là thủ thuật cắt buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên xôp xương, làm giảm mật độ xương.

2. Hormon Testosterone ở nam giới thấp


Cả hai hormon Testosterone và Estrogen đều cần cho sự chắc khỏe của khung xương nam giới. Theo Mystkowski, bạn cần phải ước lượng được sự thiếu hụt Testosterone, tránh không bị xốp xương.

>> "KẺ THÙ" CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

3. Thiếu cân bằng các hormon khác


Một vài hormon khác cũng có vai trò điều chỉnh mật độ xương bao gồm hormon tuyến cận giáp và hormon phát triển. Chúng giúp điều phối Canxi, hình thành tế bào xương làm cho xương chắc khỏe nhất. Nhưng quá nhiều hormon tuyến cận giáp được gọi là hyperparathyroidism cũng là nguyên nhân làm mất Canxi trong nước tiểu. Thiếu Canxi làm xương yếu đi và khi có tuổi thì hormon phát triển cũng giảm, hormon này rất cần để tạo cho xương chắc khoẻ. 4. Thiếu Canxi

Khi thiếu Canxi, bạn không thể tái tạo các tế bào xương mới trong quá trình tổ chức xương. Xương dự trữ hai chất khoáng là Canxi và phốt pho còn cơ thể luôn cần một lượng Canxi “chung thuỷ” trong máu để “phục vụ” cho các tổ chức tế bào đặc biệt là tim, cơ bắp và dây thần kinh. Khi các cơ quan này cần Canxi, chúng sẽ huy động từ chất khoáng dự trữ trong xương, sau một thời gian chất khoáng dữ trữ bị lấy hết thì xương trỏ nên dòn, dễ gãy.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.