Header Ads

Những loại thuốc hay được dùng cho bệnh loãng xương

THUỐC DÙNG CHO BỆNH LOÃNG XƯƠNG


Loãng xương được hiểu là tỷ trọng khoáng của xương thấp hơn tỷ trọng khoáng trung bình ở những người trưởng thành trẻ tuổi hay là tình trạng giảm tỷ trọng xương và tăng khả năng bị gãy.

Những loại thuốc hay được dùng cho bệnh loãng xương


Sức mạnh của xương phụ thuộc vào kích thước, tỷ trọng, cấu trúc, chuyển hóa và nhiều yếu tô khác nhau như gia đình, di truyền, lượng canxi (lưa vào cơ thể. Khối lượng xương đạt tối đa ở tuổi  trưởng thành, xương của nam lớn và đặc hơn của nữ 35-50%.

Từ 35 tuổi trở đi, xương giảm tỷ trọng dao dộng khoảng 2%/năm, tuổi càng cao tỷ trọng giảm càng nhiều do các nguyên nhân như giảm tiếp nhận Vitamin D, rối loạn hormon, giảm tạo cốt bào, giảm hoạt động thể lực... Riêng đối với nữ giới, mất xương phụ thuộc estrogen ở những năm dầu của thòi kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương 5 năm đầu có thể tới 5%/năm. Trong suốt cuộc đời, họ có thể mất tới 1/3 lượng xương vào thời kỳ này. Nữ mắc loãng xương nhiều hơn nam 5-10 lần.

Các nguyên nhân thứ phát gây loãng xương là nội tiết như tiểu đường, cường giáp, suy sinh dục, mãn kinh sớm, tăng prolactin máu; thiếu Vitamin D do cắt dạ dày, kém hấp thụ, rối loạn tiêu hóa; tăng Canxi niệu; nằm bất động; rối loạn tủy xương; do thuốc corticosteroid, hormon giáp quá liều, heparin, thuổc chống co giật, nghiện rượu, làm việc nặng nhọc, đói ăn, dáng người nhỏ bé, lối sống ít vận động...

Gãy xương do loãng xương thường không có triệu chứng. Những nơi hay bị gãy là đốt sống ngực phần thấp, đốt sống lưng, xương chân, xương sườn, xương đùi, đầu xa xương quay, xương cánh tay. Đặc biệt chú ý gãy xương đùi, xương.

>> Cần phòng ngừa loãng xương từ trước tuổi dậy thì

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.