Bí MẬT VÊ BỘ XƯƠNG CỦA CON NGƯỜI
Cơ thể con người có tổng cộng 206 xương cả thảy. Tất cả các xương này hầu như đã xuất hiện từ lúc sinh ra. Cấu trúc cơ bản ban đầu của xương là sụn, tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, sụn sẽ hóa xương và trở nên rắn chắc. Quá trình xương hóa sụn chủ yếu là việc gia tăng thành phần Canxium (muối Canxi phosphate) và dày đặc sợi Collagen hơn. Quá trình này cần đến 20 năm để hoàn chỉnh, có nghĩa là quá trình phát triển của xương sẽ diễn ra liên tục cho đến khi con người quá tuổi trưởng thành.
Xương trẻ em thường nhỏ hơn xương người lớn và chứa nhiều vùng xương tăng trưởng hơn (các bản tăng trưởng). Các bản tăng trưởng này bao gồm các tê bào sụn có thể sinh sản nhanh, ngày càng dài hơn, ngày càng chắc và chứa nhiều khoáng chất hơn. Các bản tăng trưởng này rất dễ nhìn thấy trên phim X-quang. Do nữ giới trưởng thành sớm hơn nam giới nên các bản tăng trưởng sẽ hóa xương sớm hơn.
Xương luôn được tái tạo trong suốt cuộc đời, các tê bào xương mới liên tục được tạo ra để thay thế cho các tế bào đã già cỗi. Xương có 3 loại tế bào cơ bản: nguyên bào xương dùng để tái tạo xương mới hoặc giúp sửa chữa các tổn thương của xương, tế bào xương dùng để lấy thức ăn từ các mạch máu nuôi xương và thải chất bã từ xương ra mạch máu, tế bào hủy xương có chức năng chỉnh hình cho xương. Các tế bào hủy xương rất linh động khi chúng ta còn nhỏ, lứa tuổi có nhiều sự chỉnh sửa, tổ chức lại xương. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hàn gắn xương bị gãy.
Các nguyên liệu cấu tạo nên xương bao gồm: Canxium, phospho, natri, khoáng chất và sợi Collngon. Cnnxium cần thiết để tạo nên một bộ xương ran chác, có thể nâng đỡ được cơ thể. Xương là nơi tích trữ Canxium để phóng thích vào dòng máu (lốn những nơi cần thiết. Lượng Canxium và Vitamin I) dược cung cấp qua thức ăn rất cần thiết cho xương.
Xem: Triệu chứng và hậu quả của bệnh loãng xương
Phần cốt lõi bên trong xương gọi là tủy xương, chứa rất nhiều các tế bào gổc, các tế bào này có chức năng sản xuất ra hồng cầu và tiểu cầu cho máu.
Xương được chia làm hai loại là phần rắn chắc và phần xương xốp. Xương rắn chắc cứng, bao bọc bên ngoài xương. Xương được bao bọc bởi màng xương, trên bề mặt xương rắn chắc thường có những khe rãnh chạy dọc theo chiều dài xương để tạo ra những chỗ trú ẩn cho dây thần kinh và mạch máu. Xương xốp trông giống như tổ ong hoặc bọt biển, cấu trúc này nằm bên trong xương. Lấp đầy vào các hang hốc trong xương xốp là tủy xương, tủy xương thường có màu đỏ (chứa nhiều tế bào máu) ở gần các đầu xương còn ở phần thân xương thì tủy xương lại có màu vàng (chứa nhiều mỡ).
Xương được gắn nối với các xương khác theo chiều dài bởi các hệ thống dây chằng. Tại các đầu xương có 1 lớp sụn giông như cao su có tính đàn hồi chêm giữa các đầu xương trong các khớp để tránh ma sát và giảm chấn động mỗi khi các đầu xương chuyển động và va chạm vào nhau.
Hình dáng của con người được xây đựng cơ bản bởi hệ thống xương. Từ hình dạng của đầu đến ngón chân đều được tạo nên bởi xương sọ và xương ngón chân. Xương còn có chức năng bảo vệ các thành phần quan trọng bên trong như: hộp sọ thì bảo vệ não bộ, cột sổng bảo vệ tủy sống, lồng ngực bảo vệ tim gan... Mặc dù xương rất nhẹ nhưng cấu trúc của chúng rất cứng chắc để có thể nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
Không có nhận xét nào: